Bài viết này chia sẻ cho các bạn kỹ thuật tiêm phòng cho chó con tại nhà. Các bạn có thể mua vaccine tại các phòng khám thú y trong TPHCM. Để bảo quản tốt vaccine bạn nên chuẩn bị gel lạnh, thùng đá để đựng. Để vận chuyển vaccine đạt hiệu quả nhé.
KIỂM TRA SỨC KHỎE TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON
Trước khi tiêm phòng cho chó con bạn hãy kiểm tra sức khỏe, bạn có thể xem thêm tại đây.
Sau khi kiểm tra sức khỏe chó con xong. Chúng ta cần chuẩn bị “vật chất’’ sau:
- Kim tiêm loại 23G, dung tích ống tiêm 3ml (người ta hay gọi kim 3cc).
- Vaccine bạn đã mua và đang được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 8 độ, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Găng tay y tế, bông gòn, cồn 70 độ hoặc 90 độ, nhiệt kế đo hậu môn.
- Nếu lần đầu bạn làm “chuyện ấy’’ thì tâm lí bạn phải thoải mái, tự tin làm theo hướng dẫn thì bạn sẽ làm được.
KỸ THUẬT TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON
Bước 1: Kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe chó con qua biểu hiện bên ngoài. Các bạn quan sát chó có biểu hiện khác thường không? Các vùng kiểm tra như: mắt, miệng, da lông, tình trạng đùa giỡn, ăn uống, tình trạng phân, nước tiểu,…
Kiểm tra qua thân nhiệt: dùng nhiệt kế đo nhiệt độ ở hâu môn, chó có nhiệt độ bình thường là 38 – 39,2 độ. Khi rút nhiệt kế ra khỏi hậu môn, bạn kiểm tra được tình trạng phân ở đầu nhiệt kế.
Bước 2: Chuẩn bị vaccine
Vaccine có 2 lọ: lọ nước và lọ khô. Lúc này bạn lấy vaccine ra khỏi thùng gel lạnh (đá khô). Đeo găng tay, xé bao kim 3cc dùng kim tiêm mới rút lọ vaccine nước (lọ huyễn dịch) pha vào lọ vaccine khô. Sau đó đặt lọ vaccine đã pha vào lòng hai bàn tay của bạn và vê (lăn). Mục đích là làm ấm vaccine và để phần vacccine khô tan vào phần huyễn dịch.
Chú ý: Vê lọ vaccine trong lòng bàn tay chứ không cầm lắc, sốc lọ vaccine đã pha. Nếu cầm lắc tạo nhiều bọt khí và không làm ấm vaccine trước khi tiêm vào chó con. Nếu xảy ra bọt khí thì bạn búng nhẹ ống nhựa. Đẩy phần ống bơm kim tiêm sao cho bọt khí trào hết ra ngoài. Mặc dù tiêm dưới da, nhưng bọt khí không hòa tan được nên sẽ là vật gây tắc mạch máu nhỏ. Nếu chẳng may bạn tiêm trúng tĩnh mạch máu dưới da.
Bước 3: Cách cố định tiêm phòng cho chó con.
Trường hợp 1: Bạn có người hỗ trợ để tiêm phòng cho chó con. Có rất nhiều cách cố định chó nhưng với chó con thì cách dễ nhất là: người hỗ trợ ôm chó vào lòng. Hoặc người hỗ trợ 1 tay áp trước ngực, ngón tay cái và các ngón còn lại tạo hình chữ V kẹp vào nách chó ở hai chi trước và nhấc lên. Bạn có thể nhấc bổng lên hai chân sau không chạm đất. Hoặc để hai chân sau vẫn chạm đất, tay còn lại vỗ về, vuốt ve chó con, mặt bụng chó hướng ra ngoài. Chú ý: hướng bụng tránh vào người, vì khi tiêm cho chó có thể bị tiểu, tiện vào người.
Trường hợp 2: Bạn không có người hỗ trợ. Vùng da gáy là nơi mà chó mẹ cắn con để dời ổ nên vùng da này không gây đau trên chó con. Tay thuận bạn cầm kim tiêm, tay còn lại túm lấy da gáy nhấc lên tạo chỗ đùn.
Bước 4: Sát trùng vùng tiêm
Dùng bông gòn thấm ít cồn, sát trùng vùng da chuẩn bị tiêm, do cấu trúc mạch máu dưới da của chó mỗi con khác nhau. Và bạn cũng không nhìn thấy được mạch máu ẩn dưới da. Vì vậy, sát trùng vùng da chuẩn bị tiêm để tránh sự nhiễm trùng và giảm cảm giác đau cho chó khi tiêm. Có một số tài liệu khuyên không nên sát trùng vùng da chuẩn bị tiêm vì sẽ làm ảnh hưởng chất lượng vaccine, nhưng điều đó không có cơ sở. Trên người, bạn có thấy bác sĩ còn sát trùng vùng tiêm mà đúng không?
Bước 5: Kỹ thuật tiêm dưới da
Tiêm vaccine bằng đường tiêm dưới da. Tay thuận cầm kim tiêm, tay còn lại kéo da chó lên tạo chỗ đùn. Bạn đâm kim vào phần dưới góc đùn của da. Phần vát mũi kiêm úp xuống, khi đâm kim vào phần da thì bạn có cảm giác nghe thấy tiếng “sực’’, tức là mũi kim đã đi vào trong da, đầu mũi kim di chuyển được thì bạn bơm hết vaccine vào chó con.
DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG TẠI NHÀ CHO CHÓ CON
Nếu các bạn vẫn chưa tiêm phòng được cho chó của mình các bạn nên kham thảo thêm ở đây nhé.
Với mong muốn giúp người chủ nuôi tiết kiệm thời gian, bảo đảm vaccine hiệu quả, đúng kỹ thuật tiêm phòng: kiểm tra sức khỏe, nhiệt độ,…
Dịch vụ tiêm phòng tại nhà: cam kết làm đúng quy trình kỹ thuật tiêm phòng cho chó, trong 21 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, chó chẳng may tiếp xúc với mầm bệnh và mắc phải các bệnh nguy hiểm trên chó thì mình sẽ HỖ TRỢ CÁC BẠN 60% chi phí điều trị bệnh tại phòng khám thú y bạn mà chọn.
Với thông điệp “Tiêm phòng chó hôm nay, bảo hộ sức khỏe chó ở tương lai’’.
Bài viết số: 04
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Bài viết liên quan: TIÊM PHÒNG CHO CHÓ Ở ĐÂU TỐT NHẤT TẠI TP.HCM?
Bài viết liên quan: CÁCH TẨY GIUN VÀ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON CỦA BSTY
Thuân says
Tư vấn giup mình tiêm cho chó ở nhà cụ thể thế nào nhé
03676679
Ho Hoang says
Chào bạn Thuân. Đây là bài viết chi tiết hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng cho chó bạn nên kham khảo nhé.
https://chamsocthucunghcm.com/huong-dan-cach-tiem-phong-cho-cho-con/
Phan Huỳnh says
Tiêm phòng cho chó cũng cần có quy trình bài bản. chia sẻ quá hay, cảm ơn ad
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Phan Huỳnh
Nguyễn Đức says
Tự tiêm cho chó được không ta ? Mấy bữa nay cún yêu của mình bỏ ăn. Xin bs tư vấn giúp 0909206708
Ho Hoang says
Chào bạn Nguyễn Đức. Bạn có thể tự tiêm cho chó ở nhà được. Đây là bài hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng cho chó, bạn kham khảo nhé! https://chamsocthucunghcm.com/huong-dan-cach-tiem-phong-cho-cho-con/
Lê Hoa Hồng says
Cần tư vấn lộ trình tiêm phòng cho chó nhật
Ho Hoang says
Chào bạn Hoa Hồng. Đây là viết chi tiết về kỹ thuật tiêm phòng cho chó bạn xem thêm để tham khảo nhé!
https://chamsocthucunghcm.com/huong-dan-cach-tiem-phong-cho-cho-con/
Thiện says
em có con béc zê nuôi cũng được 2 năm rồi, nó là chó đực và rất háu chiến. Em sợ nó bị dại thì nên tiêm những loại gì vậy ?
Ho Hoang says
Chào bạn Thiện. Chó bẹc giê đúng là rất khỏe mạnh, bản tính của chó bẹc giê rất thông minh đặc biệt khứu giác của giống chó này rất nhạy. Bạn nên đưa chó đi học để chúng kiểm soát được tính háu chiến nhé. Bên cạnh đó hằng năm, bạn nên tiêm phòng vaccine dại để phòng ngừa bệnh dại nhé. Mình xin chia sẻ vaccine dại trên thị trường hiện nay http://petaha.com/thuc-an-cho-cho/vaccine-cho/vaccine-rabigen.html
SÁU TRÚC says
KỸ THUẬT TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON QUAN TRỌNG QUÁ HẢ BÁC SỸ. CHÓ CON NHÀ TÔI 4 CON CŨNG SẮP ĐẾN NGÀY TIÈM RỒI. TÔI SẼ LUÊN LẠC BS
Ho Hoang says
Cẩm ơn bạn Sáu Trúc.
TỐ NHƯ says
“Kỹ thuật tiêm dưới da”. Vì sao phải tiêm ngừa dưới da, tiêm những vị trí khác được không?
Ho Hoang says
Chào bạn Tố Như. Tùy vào loại thuốc tiêm của nhà cung cấp khuyến cáo nên tiêm theo kỹ thuật nào để đạt hiệu quả cao. Do đó có kỹ tiêm khác nhau như: tiêm bắp, tiêm vào tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm trong da… Đối với tiêm vaccine cho chó thì kỹ thuật tiêm phòng cho chó con là tiêm dưới da bạn nhé!
Anh Thư says
Cách tiêm phòng cho chó con của bác sĩ rất đầy đủ và chi tiết, như vậy sang tuần đến lịch tiêm sán lãi bầy chó nhà tôi sẽ liên lạc bác sĩ.
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Anh Thư.
Quân says
Chó nhà mình bị bọ chet nhiều quá. có cách nào không ? Giúp mình với
Ho Hoang says
Chào bạn Quân. Với chó con thì bạn có thể dùng vòng đeo trị ve và bọ chét để phòng. Chó của bạn bị nhiễm nhiều qua thì nên tiêm thuốc để điều trị kết hợp với các sản phẩm đeo vòng trị bọ chét bạn nhé.