Ở bài viết trước mình tư vấn cho khách cách tiêm phòng cho chó con. Như vậy sau khi tiêm xong chó con có cần kiêng gì không?
Đương nhiên là “CÓ KIÊNG CỬ” rồi các bạn ạ. Mình vừa tiêm cho bé tức là vừa tạo ra một vết thương và vắc xin cơ bản cũng là mầm bệnh được làm yếu đi. Chắc có bạn sẽ thắc mắc vắc xin là gì? Sao lại là mầm bệnh được nhỉ? Hôm nay mình tiếp tục chia sẻ cho các bạn hiểu thêm vắc xin. Hiện nay các nhà y học thế giới cũng quan tâm đến việc tìm vắc xin cho Covid 19 đấy. Và tại sao chúng ta phải tiêm phòng cho chó?
NGUỒN GỐC CỦA TỪ “VẮC XIN” VÀ “TIÊM PHÒNG”
Hai từ này xuất phát từ người thầy Louis Pastuer trong quá trình nghiên cứu bệnh dại. Mình xin kể về câu chuyện của người thầy vĩ đại này. Mình xin phép được gọi Louis Pastuer là thầy vì người là ông tổ của ngành vi sinh học hiện đại.
Đôi nét về thầy Louis Pastuer
Louis Pasteur có rất nhiều thành tựu trong khoa học về các lĩnh vực hóa học, vật lý liên quan đến sự phân cực và ánh sáng đề tài được công bố năm 1847. Ngoài ra còn có một số đề tài khác như: nghiên cứu về rượu vang, sự lên men của vi sinh vật, nghiên cứu về giấm, bệnh ở tơ tằm,…
Có một điều rất thú vị nữa là Louis Pasteur từng bị cộng đồng thời đó chỉ trích về y đức trong thí nghiệm động vật. Và quan trọng hơn là thầy không có giấy phép hành nghề y. Nhưng thầy đã làm thay đổi cả thế giới với công trình nghiên cứu vi sinh. Về sau người được xem là ông tổ ngành vi sinh học hiện đại.
Ai là người đầu tiên tiêm vắc xin bệnh dại?
Thế giới vào đầu thế kỉ 19. Khái niệm về vắc xin là hoàn toàn mới và tạo nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau. Thậm chí đề tài này đem ra tranh cãi rất quyết liệt. Và từ “vắc xin” được biết đến trên thế giới đầu tiên do Edward Jenner (1796) tuyên bố khi phát hiện ra cách tạo “vắc xin” từ bệnh đậu mùa. Mãi cho đến năm 1885 được nhà khoa học Louis Pasteur và cộng sự mới cho ra đời loại vắc xin phòng bệnh dại. Từ đó mở ra trang mới cho nền y học vi sinh vật hiện đại.
Vào thời điểm đó Pasteur công bố về vắc xin bệnh dại đã được làm suy yếu. Mọi người đều không tin và không ai dám thử. Cho đến một ngày nọ có một bà mẹ dẫn theo đứa con 9 tuổi của mình vừa bị chó dại cắn 14 nơi trên cơ thể. Bà ẳm đứa con đi hơn 400km và đang sốt đến gặp Pasteur. Khi gặp được thầy, bà mẹ khóc rất đau khổ xin người hãy cứu sống con của bà. Pasteur rất thấu hiểu nỗi đau của bà và đồng cảm với sự đau khổ của bà mẹ đó. Vì chính bản thân thầy trước đó cũng từng mất đi 3 người con của mình về bệnh thương hàn.
Sau khi tiêm 14 liều vắc xin dại nhược độc đầu tiên ngày 06/07/1885. 2 ngày sau, cậu bé bị chó dại cắn (dưới sự giám sát bởi 2 bác sĩ Alfred Vulpian và Jacques), đã dần hồi phục sức khỏe. Cậu bé đó chính Joseph Meister. Sau này lớn lên nhớ đến ơn cứu mạng, cậu xin làm người bảo vệ trước viện Pasteur ở Pháp.
Người thứ 2 được tiêm vaccin là cậu thiếu niên tên Jean-Baptiste Jupille đã cứu 6 đứa trẻ khác khỏi bị chó dại tấn công.
Sau hiện tượng này hàng ngàn người trên thế giới đã đổ xô nhau tìm vắc xin dại. Louis Pasteur trở thành người hùng của nhân loại dù ông chưa từng học ngành y chính thống.
SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CẦN KIÊNG GÌ?
Qua câu chuyện mình vừa kể, vắc xin cơ bản chính là mầm bệnh gây ra bệnh đó. Để tạo vắc xin, bằng cách nào đó người ta đã làm vi sinh vật gây bệnh suy yếu đi. Điều kỳ diệu là cơ thể chúng ta hay vật nuôi sẽ tự tạo ra kháng thể tấn công vi sinh vật suy yếu đó. Có nghĩa là trong cơ thể chúng ta sẽ tự tạo ra chất chống lại mầm bệnh. Nhưng với điều kiện quan trọng mầm bệnh đã được làm suy yếu hay còn gọi là nhược độc (không còn khả năng gây độc). Các bạn đã nghe quen với từ “Sức đề kháng” ví dụ như: uống cam sẽ làm tăng cường sức đề kháng. Sức đề kháng chính là miễn dịch của cơ thể chúng ta chống lại tác nhân bất lợi ở môi trường.
Chính vì vậy ở bài viết số 32 và 33 mình có tư vấn về chuẩn bị sức khỏe tốt cho thú cưng. Các bạn có thể đọc lại 2 bài viết tư vấn này nhé.
Sau đây là những điều bạn nên kiêng sau khi tiêm phòng
- Kiêng tắm khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày. Sau khi tiêm cơ thể chó con sẽ có phản ứng với vắc xin và gây sốt. Nếu bạn tắm chẳng may làm chó con bị cảm lạnh. Tức là làm cho cơ thể chó con suy yếu thì mầm bệnh có thể sẽ có cơ hội tấn công mạnh vào hệ thống miễn dịch.
- Kiêng thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn để quá lâu hoặc thức ăn lạ. Bởi vì thức ăn này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa. Có thể gây tiêu chảy và làm suy nhược cơ thể chó con của bạn.
- Kiêng thay đổi môi trường sống và chủ nuôi. Khi bạn đột ngột thay đổi 2 điều này sẽ tạo tâm lý căng thẳng, buồn bã cho chó con. Khi đó cơ thể chó con sẽ suy yếu tạo cơ hội cho mầm bệnh từ vắc xin có cơ hội phát triển.
- Sau khi tiêm xong bạn nhớ xoa kỹ chỗ vừa tiêm. Có thể kỹ thuật tiêm bạn chưa đúng hoặc trong lúc tiêm chó con sợ và bỏ chạy. Phần thuốc bạn tiêm dưới da có thể sẽ ở trong da. Cho nên bạn nhớ xoa kỹ để tránh bị sưng và tạo thành áp xe cho chó con.
- Chó con nên kiêng gặp những động vật lạ và chó khác. Mũi tiêm đầu tiên rất là quan trọng với chó con. Vì sau khi tiêm phòng cho chó con. Thì cơ thể phải mất ít nhất 15 – 21 ngày để tạo kháng thể. Do đó cách ly trong thời gian này cực kỳ quan trọng.
Qua bài viết: “Tiêm phòng cho chó kiêng gì?” mình chia sẻ cho các bạn về nguồn gốc từ vắc xin. Vì sao tiêm phòng cho chó con cần phải kiêng cử. Bài viết tiếp theo mình sẽ nói về tiêm phòng dại cho chó.
Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, cùng nhau kết nối chăm sóc thú cưng”. Xin chào và hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo nhé.
Bài viết số: 34
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Bài viết liên quan: CÁCH TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON – Bài số 32
Bài viết liên quan: TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT? – BÀI SỐ: 33
Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan:
Trả lời