Tiêm phòng là biện pháp rẻ tiền nhất hiện nay giúp bảo vệ chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm. Có một chân lý mà người thầy thuốc luôn nhắc nhở bệnh nhân đó là:
‘’Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’.
Nói như vậy không có nghĩa là phòng bệnh thì cứ tiêm vaccine và tiêm phòng lúc nào cũng được? Điều này chỉ đúng một nửa vì hiệu quả mang lại không cao.
Các bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc, làm đúng thì hiệu quả của việc phòng bệnh mới cao. Do đó, những lưu ý khi tiêm phòng cho chó sẽ giúp cho các bạn một góc nhìn mới.
LƯU Ý TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Chúng ta cần chuẩn bị một chú chó hoàn toàn khỏe mạnh và đủ tháng tuổi:
- Không mắc các bệnh ký sinh trùng như: Ve, bọ chét, các loại giun.
- Được cách ly, an toàn không tiếp xúc với các con vật khác để tránh nhiễm bệnh hoặc bị thương.
- Môi trường sống không có tác nhân gây stress như: môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, bụi nhiều, mùi hôi, ồn ào,…
Tại sao phải lưu ý những điều này vì cơ bản khi chúng ta tiêm phòng cho chó, tức là chúng ta đang gây (tạo) cho chúng một vết thương.
Và các bạn có biết vaccine tiêm phòng có thành phần là gì ko?
Theo định nghĩa vaccine: (Các bạn có thể lên mạng tìm hiểu thêm)
‘’Vaccine cơ bản là vi khuẩn, virus đã được làm bất hoạt hoặc độc tố của chúng đã được làm yếu đi‘’
Các nhà sản xuất vaccine luôn khuyến cáo rằng vaccine của họ luôn an toàn. Nếu thật như vậy? Tại sao phải khuyến cáo chuẩn bị cơ thể chó khỏe mạnh? Vì không có gì là hoàn hảo tỷ lệ sai xót vẫn xảy ra với mức tỷ lệ 1/1.000.000 (tùy theo công nghệ chế tạo vaccine mà tỷ lệ sai xót có thể thay đổi).
Khi tiêm vaccine vào trong một môi trường lý tưởng, ví dụ chó của bạn bị bệnh. Cơ thể yếu là điều kiện kích hoạt cho mầm bệnh trỗi dậy và chiếm lấy cơ thể. Hoặc đang điều trị bệnh dùng kháng sinh sẽ làm vaccine mất tác dụng. Như vậy hiệu quả vaccine sẽ không có, kháng thể bảo hộ không hình thành.
Do đó, bạn chuẩn bị chó có cơ thể tốt là đã thành công 50% cho việc tiêm phòng rồi.
LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Thời gian lý tưởng
Bạn chọn thời gian tiêm phòng tốt nhất cho chó là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối. Khung thời gian này là lý tưởng vì nhiệt độ môi trường mát mẻ, giúp chó thoải mái, giảm stress.
Ngược lại, chọn thời gian đầu giờ trưa hay đầu giờ chiều sẽ làm cho chó mệt hoặc sock nhiệt. Trên người của chó không có tuyến mồ hôi để giải nhiệt, chúng thường giải nhiệt bằng lưỡi. Tùy loại vaccine hoặc tùy cơ địa của chó sẽ có phản ứng sốt phản vệ. Điều gì xảy ra nếu chó của bạn sốt và đang ở trong nhiệt độ cao?
Lưu ý vaccine khi tiêm phòng cho chó
- Được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 8 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp..
- Được làm ấm trước khi tiêm không quá 2 phút.
- Còn hạn sử dụng.
- Lịch chích ngừa vaccine bạn có thể tham khảo tại đây
Kỹ thuật tiêm
- Kim tiêm mới vô trùng.
- Tiêm dưới da.
- Sau khi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm để tránh áp-xe.
- Khi tiêm nhiều loại vaccine không được tiêm cùng một chỗ.
Lưu ý sau khi tiêm phòng không được tắm chó khoảng 3 ngày.
Địa điểm
Tốt nhất là nên tiêm phòng tại nhà. Vì đó là môi trường quen thuộc, giảm được stress do môi trường. Là nơi bạn chọn cách ly tránh tiếp xúc với những mầm bệnh bên ngoài.
BẠN MUỐN SỬ DỤNG VỤ TIÊM PHÒNG TẠI NHÀ >>> CLICK VÀO ĐÂY <<<
LỜI KẾT
Bạn làm tốt với những điều trên thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã sẵn sàng đón nhận một thành viên mới trong gia đình bạn. Gắn bó với bạn 15 – 20 năm tới, nó sẽ đem lại niềm vui, thú vị, nuôi dưỡng tình yêu thương cho gia đình bạn. Bạn đã sẵn sàng làm bạn với boss yêu chưa?
Qua bài viết ‘’Những lưu ý khi tiêm phòng cho chó’’ mình muốn gửi các bạn những điều cơ bản của việc tiêm phòng.
Với thông điệp ‘’Phòng bệnh đúng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất’’.
Bài viết số:10
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Bài viết liên quan: CẦN LÀM GÌ SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Bài viết liên quan: CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON THEO TUẦN TUỔI
Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Nhi Trần says
Cảm ơn bác sỹ chia sẻ lưu ý khi tiêm phòng cho chó, rất bổ ích.
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Nhi Trần đã đọc bài viết “những lưu ý khi tiêm phòng cho chó”
hồng trần says
Những bài viết tiêm phòng của anh rất thiết thực. Bài nào cũng có chia sẻ kiến thức về tiêm phòng sao cho đúng. Cảm ơn anh đã chia sẻ.
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Hồng Trần đã quan tâm đến bài viết của mình. Chúc bạn luôn nhiều may mắn nhé.
Trung Pham says
Kiến thức rất bổ ích, mình biết thêm về cơ chế hoạt động của vắc xin sau khi tiêm phòng cho chó. Cảm ơn bác sỹ
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Trung Pham, nhiều chủ nuôi chó chưa chú ý sau khi tiêm phòng cho chó cần làm gì? Bài viết này mình chia sẻ thông tin cho các bạn để hiểu hơn về cơ chế tiêm phòng cho chó.
Nhã says
Em rất thích phần “lưu ý khi tiêm phòng cho chó” anh viết rất rõ ràng. Cảm ơn anh.
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Nhã đã quan tâm về phân lưu ý khi tiêm phòng cho chó.
Nam Lê says
Cái đoạn này “Được cách ly, an toàn không tiếp xúc với các con vật khác để tránh nhiễm bệnh hoặc bị thương” là làm sao vậy bác?
Ho Hoang says
Chào bạn Nam Lê, Tức là trong giai đoạn sau tiêm nên để chó hạn chế tiếp xúc với động vật như chó mèo khác. Bạn nên cố định chó lại bằng dây dẳt hoặc bỏ vô chuồng lưu lại trong khoảng thời gian 3 tuần bạn nhé. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Tài Huỳnh says
Cảm ơn bác sĩ
E mới đưa 1 pé về nhà xong đi tiêm cho pé lun
Giờ về e bỏ ăn
E k biết làm sao xin bác sỹ trợ giúp ạ
Ho Hoang says
Chào bạn Tài Huỳnh. Do bạn thay đổi môi trường làm cho bé bị stress, bạn nên dể bé ở nơi yên tĩnh cho bé nghỉ ngơi và theo dõi nhé. Nếu bé vẫn chưa chịu ăn sau 3 ngày thì bạn đem bé đến phòng khám để được hỗ trợ thêm. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Kim Anh says
Bác sĩ cho e hỏi chó đã tiêm phòng dại thì có bị ảnh hưởng đến việc phối giống không ạ. Em xin được cảm ơn ạ
Ho Hoang says
Chào bạn Kim Anh. vắc xin tiêm phòng dại tạo kích thích cho hệ miễn dịch của cho chó hoạt động, thời gian đó làm cho chó có sức khỏe suy giảm. Nên để chó khỏe mạnh thì chất lượng phối giống sẽ tốt hơn bạn nhé! Cảm ơn câu hỏi của bạn.