Bệnh dại là bệnh có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Các cơ sở tiêm phòng dại hiện nay do cơ quan nhà nước quản lý. Số lượng chó, mèo đã tiêm vaccine dại phải làm báo cáo về các cơ quan chuyên trách. Đường lây truyền chủ yếu của bệnh dại là: các dịch tiết, vết cào, cắn, chuột, sóc, khỉ… Vậy khi nào tiêm phòng dại cho chó con? Trước khi trả lời câu hỏi này, các bạn cần biết một số thông tin cơ bản sau.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHI TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CON
-
Mật độ mầm bệnh dại tại khu vực.
Khu vực địa phương, nơi chó con ở có mật độ mầm bệnh cao. Sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc với các nguồn nhiễm bệnh dại như: chuột, chó, mèo, dơi, các dịch tiết,… Người thường xuyên di chuyển giữa các vùng (có hoặc vô tình) tiếp xúc với mầm bệnh.
-
Chó mẹ đã được tiêm phòng dại trước khi mang thai ít nhất là 6 tháng.
Do cấu trúc đặc biệt NHAU THAI KHÔNG TRUYỀN KHÁNG THỂ cho chó con. Chó mẹ đã được tiêm phòng dại thì sẽ truyền kháng thể dại qua sữa đầu cho chó con. Các kháng thể mẹ truyền sẽ mất đi vì chúng có cấu trúc là tế bào. Thời gian kháng thể mẹ truyền bảo hộ cho chó con là 3 – 4 tuần sau sinh.
-
Độ tuổi của chó con CẦN hoàn thiện các cơ quan chức năng miễn dịch.
Nếu mật độ bệnh dại tại khu vực cao thì nên tiêm vaccine sớm hơn vào 7- 8 tuần tuổi. Bình thường tiêm vaccine dại lúc 12 tuần tuổi. Không nên tiêm vaccine dại quá sớm, vaccine dại sẽ làm trung hòa kháng thể mẹ truyền. Khi không còn kháng thể mẹ truyền, chó con sẽ dễ dàng mắc bệnh dại ở những tháng tiếp theo.
Khi nào tiêm phòng dại cho chó con đạt hiệu quả? Mình sẽ trả lời qua câu hỏi dưới đây.
TẠI SAO MẤT KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN CHÓ CON DỄ MẮC BỆNH?
Mình xin mô tả thành câu chuyện để KỂ CHO các bạn dễ hiểu.
- Kháng thể mẹ truyền giống như là đội bảo vệ của chó mẹ truyền cho chó con. Đội bảo vệ này chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian là 3 – 4 tuần sau khi sinh.
- Vaccine hay mầm bệnh là những vật lạ bên ngoài cơ thể được ví như là kẻ ngoại xâm. Trong chuyên môn gọi là: kháng nguyên (vật lạ).
- Cơ quan miễn dịch của chó con được ví như là nhà cung cấp đội bảo vệ cho chó con.
Có thể kể câu chuyện lại theo một cách dễ hiểu như sau:
Đội bảo vệ chó con cần thời gian để hình thành các chức năng bảo hộ. Các chức năng này bao gồm: chức năng báo hiệu có kẻ xâm nhập, chức năng nhận diện kẻ ngoại xâm, chức năng ghi nhớ kẻ ngoại xâm, chức năng đào tạo đội bảo vệ tiêu diệt kẻ ngoại xâm,… Để hình thành đội bảo vệ này chó con cần thời gian là 7 – 8 tuần.
Để hỗ trợ cho chó con, chó mẹ truyền cho chó con đội bảo vệ của chó mẹ. Đội bảo vệ này chỉ có chức năng là nhận diện và tiêu diệt kẻ ngoại xâm. KHÔNG CÓ CHỨC NĂNG GHI NHỚ và TÁI ĐÀO TẠO LẠI đội bảo vệ. Quân số đội bảo vệ chó mẹ phụ thuộc vào số lượng sữa đầu chó con bú được.
Khi tiêm vaccine sớm tức là chúng ta đang cho đội bảo vệ chó mẹ chiến đấu với kẻ ngoại xâm. Hai bên chiến đấu đều hao hụt quân số. Lúc đó, đội bảo vệ chó con CHƯA HÌNH THÀNH nên không có khả năng ghi nhớ để nhận diện được kẻ ngoại xâm. Cuộc chiến cứ thế tiếp tục cho đến khi không còn đội bảo vệ từ chó mẹ nữa. Theo thời gian không ai có thể nhận diện được kẻ ngoại xâm. Cuộc chiến tiếp tục, phần thắng nghiêng về kẻ ngoại xâm.
Như vậy, tiêm vaccine sớm không có lợi, sẽ làm trung hòa kháng thể mẹ truyền cho chó con. Gián tiếp làm tiêu hao lượng kháng thể mẹ truyền. Góp phần tạo cơ hội cho mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể chó con.
Thời gian để chó con tạo hệ thống miễn dịch là 7 – 8 tuần sau sinh. Nhưng do virus dại là loại virus nguy hiểm. Để đảm bảo chất lượng kháng thể bảo hộ tốt thì nên tiêm lúc 12 tuần tuổi.
BẠN MUỐN TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CON HIỆU QUẢ? >>> CLICK VẦO ĐÂY <<<
KHI NÀO TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CON TỐT NHẤT?
Bạn nên tuân thủ theo 3 yếu tố sau:
Sức khỏe
Sức khỏe chó con phải tốt: khỏe mạnh, lanh lợi, ăn uống được,… Không tiêm vaccine khi chó bệnh. Chó con phải được tẩy giun trước khi tiêm.
Môi trường sống
Trong môi trường mật độ mầm bệnh thấp, chó con nên tránh tiếp xúc với môi trường ẩn chứa mầm bệnh. Không tiếp xúc với chó lạ, các dịch tiết, các động vật có vú máu nóng. Cần chú ý thời gian để có biện pháp cách ly.
Đảm bảo tiêu chuẩn tiêm phòng
Vaccine được bảo quản tốt ở nhiệt độ 2 – 8 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tốt nhất tiêm vaccine đơn liều, vì kim tiêm chỉ rút vaccine một lần.
Nên sử dụng kim tiêm mới 1 con/1 lần. Kim tiêm sử dụng nhiều lần có thể sẽ lây nhiễm bệnh chéo cho những con chó khác. VD: bệnh nhiễm trùng máu, bệnh đường ruột, các loại giun trên chó…
Khi bạn kiểm soát được 3 yếu tố này, lúc nào bạn tiêm phòng dại cho chó con cũng tốt nhất.
Với thông điệp ‘’Hãy chọn môi trường sống tốt để bảo vệ sức khỏe vật nuôi’’.
Bài viết số:08
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Bài viết liên quan: NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Bài viết liên quan: CÁCH TẨY GIUN VÀ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON CỦA BSTY
Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Trả lời