Hôm nay mình chia sẻ cho các bạn những tác hại của việc chích ngừa thai cho mèo. Trên thị trường hiện nay sản phẩm này đã không còn lạ lẫm với nhiều người nữa. Nhưng mục đích ban đầu của sản phẩm không phải là dùng để ngừa thai cho mèo. Mục đích thật sự là điều hòa nội tiết tiết tố trong cơ thể mèo trong lúc mang thai.
Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
THUỐC CHÍCH NGỪA THAI CHO MÈO LÀ GÌ NHÉ?
Thuốc chích ngừa thai là loại kích thích tố nội tiết. Chủ yếu là Progesterone có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của động vật. Vậy tại sao nó lại trở thành thuốc dùng để ngừa thai cho mèo? Đó là khi chúng ta sử dụng thuốc này ở liều cao. Thì nó có tác dụng làm ngưng sự rụng trứng ở buồng trứng của mèo. Trứng vẫn bám chặt vào noãn sào ở buồng trứng. Và không rơi ra được để di chuyển vào sừng tử cung.
Mình nói sơ qua chút về nội tiết tố nhé. Ở con cái kích thích tố điều hòa chủ yếu là Estrogen. Nội tiết tố này kích thích sự phát triển của khung xương chậu, nhũ hoa,… chịu trách nhiệm cho sự phát triển tính cách con cái. Nhưng trong quá trình mang thai. Khi trứng thụ tinh tạo thành hợp tử ở sừng tử cung thì Progesterone lại là kích thích tố dưỡng thai. Lúc này Progesterone sẽ giúp bào thai (hợp tử) bám chặt vào thành tử cung.
Để các bạn dễ hình dung thì mình xem như Progesterone là chất tạo sự chất kết dính của trứng trong tử cung.
TÁC HẠI CỦA VIỆC CHÍCH NGỪA THAI CHO MÈO
Mong muốn của người chích ngừa thai cho mèo là để phòng tránh thai ngoài ý muốn. Và muốn sử dụng thuốc này thì phải chích trước chu kỳ động dục với nồng độ cao. Làm tăng nồng độ Progesterone cao sẽ làm trứng không rụng xuống tử cung được nữa. Và vòng lặp lại của việc chích ngừa thai này là cứ chích trước chu kỳ động dục của mèo. Thông thường bạn sẽ nhận được lời khuyên nên chích nhắc lại một lần vào mỗi 4 tháng 1 lần. Vì nếu không duy trì lượng Progesterone sẽ giảm, khi đó sự rụng trứng xảy ra, rồi mèo lại có khả năng mang thai.
Hậu quả của việc chích ngừa thai kéo dài sẽ làm buồng trứng mất chức năng rụng trứng. Khi bộ máy này không còn hoạt động nữa thì sẽ gây rối loạn nội tiết tố. Dẫn đến gây ung thư tử cung trên mèo. Khi đó tử cung sẽ sưng to lên, bên trong chứa toàn dịch viêm. Dịch viêm nhiều sẽ làm bụng mèo to hơn, âm hộ rỉ dịch liên tục. Và giải pháp lúc là điều trị viêm tử cung. Nếu điều trị không thành công thì chỉ còn biện pháp duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
BẠN CHỌN CHÍCH NGỪA THAI HAY PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN CHO MÈO
Chích ngừa thai cho mèo sẽ kéo theo nhiều bệnh tật. Đến cuối cùng rồi bạn cũng phải làm phẫu thuật. Như vậy lời khuyên của mình dành cho bạn. Ngay từ đầu không muốn mèo mang thai thì nên chọn phương pháp triệt sản. Triệt sản đơn giản là phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc là thắt lại ống dẫn trứng. Triệt sản chỉ có một lần và chúng ta cũng tốn chi phí cũng một lần. Còn chích ngừa thai cho mèo, lúc đầu hiệu quả tức thời, giá rẻ. Càng về sau vừa không tốt cho sức khỏe vừa tốn chi phí cao.
Có nhiều bạn hỏi mình với nội dung khá giống nhau, ngụ ý là: “Em chích ngừa thai cho bé đợt này xong, đợt sau em cho bé mang thai bình thường có được không?”
Mình xin bạn hãy suy nghĩ thêm chút nữa, đã chích lần 1 làm tăng Progesterone cao hơn bình thường. Bạn nghĩ buồng trứng của mèo có còn bình thường nữa không? Bản thân người tiêm cũng không xác định được hàm lượng Progesterone đang tồn tại ở mức nào? Cao hay thấp. Và cứ “nhắm” 4 tháng tiêm 1 lần. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa của mèo. Nếu có cơ địa tốt khi ngưng tiêm ngừa vẫn có khả năng đậu thai. Nhưng mình khuyên không nên tiêm ngừa thai cho mèo bạn nhé!
Qua bài viết: “Tại sao không nên chích ngừa cho mèo?” để các bạn biết thêm cách chăm sóc cho bé mèo của mình. Chọn được phương pháp an toàn và tiết kiệm nhé.
Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”.
Xin chào và hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo nhé!
Bài viết số: 46
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Bài viết liên quan: CHÍCH NGỪA CHO MÈO BAO NHIÊU TIỀN? – Bài số 45
Bài viết liên quan: HƯỚNG DẪN CÁCH CHÍCH NGỪA CHO MÈO TẠI NHÀ – Bài số 44
Bài viết liên quan: CHÍCH NGỪA CHO MÈO HIỆU QUẢ NHẤT KHI NÀO? – Bài số 43
Bài viết liên quan: 7 BÍ MẬT VỀ THÓI QUEN CỦA MÈO BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA? – Bài số 42
Bài viết liên quan: CÁCH CHĂM SÓC MÈO CON BỊ BỎ RƠI HAY MẤT MẸ – Bài số 41
Trả lời