Có phải bạn đang tìm dịch vụ chích ngừa bệnh sán chó tại nhà? Hay bạn đang tìm nơi có bán thuốc cho bạn tự chích ngừa phòng bệnh lây từ sán chó? Xin chúc mừng! Bạn đang tìm đúng cái bạn đang cần rồi đấy! Hãy theo dõi bài viết này nhé. Bài viết này chia sẻ cho các bạn thêm một chút kiến thức và giới thiệu cách điều trị bệnh sán chó. Các sản phẩm phòng – điều trị bệnh sán chó.
Tôi chắc là các bạn biết sự nguy hiểm, lây nhiễm giữa sán chó và người. Các bạn đang nuôi chó cần phòng tránh sự lây nhiễm này. Tôi còn chắc với các bạn rằng các bạn đang nhầm lẫn giữa giun đũa chó và sán chó.
Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt được 2 loại ký sinh trùng và cấu tạo của chúng. Mình biết các bạn đang có nhu cầu chích ngừa. Nhưng mình cung cấp thêm thông tin để các bạn biết mà né tránh. Biết vì sao mà bị “dính”. Các bạn cứ yên tâm. Mình sẽ cung cấp cho các bạn thông tin dịch vụ chích ngừa. Bây giờ hãy theo dõi tiếp phần tiếp theo nhé.
CHÍCH NGỪA BỆNH SÁN CHÓ VÌ SAO?
Đơn giản, nuôi chó thì phòng bệnh lây từ nó sang người. Có phải vậy không? Đúng vậy đấy! Chúng ta đang quan tâm sức khỏe của chó hay quan tâm sức khỏe của chính mình?
Xin thưa các bạn chúng ta quan tâm cả hai. Chính vì lẽ đó kiến thức về vòng lây truyền lây các bạn cần phải biết. Biết để chi? Để cắt đứt vòng truyền lây. Dù bạn đi đâu hay ở bất cứ nơi nào? Bạn cũng biết được sự lây nhiễm nó xuất phát từ đâu. Và có biện pháp bảo vệ cho chính mình.
Bệnh sán chó có nguy hiểm không? Các bạn hãy xem hình mô tả bên dưới nhé!
Qua hình mô tả các bạn thấy sán chó di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Người bị nhiễm sán chó qua đường ăn uống, các loại rau xanh, thịt động vật đang nhiễm trứng. Con sán chó là loại sán dây nhỏ có tên khoa học là Echinococcus granulosus. Đây hình ảnh cấu tạo của sán dây nhỏ trên chó, chuyên môn gọi là sán kim. Trong dân gian gọi tắt là sán chó.
Còn đây là cấu tạo sán dây trên heo, bò
Qua sự so sánh thì sán dây trên heo, bò dài hơn rất nhiều so với sán chó.
Tiếp theo là giun đũa chó, có tên khoa học là Toxoraca canis. Đây là hình cấu tạo ký sinh trùng giun đũa chó.
Còn đây là vòng truyền lây của giun đũa chó sang người.
Qua vòng truyền lây, người chỉ nhiễm giun đũa khi ăn phải trứng sán. Thường người bị nhiễm do tiếp xúc với chó đang nhiễm, hoặc ăn các loại rau xanh chứa trứng giun.
Vậy có điều trị bệnh sán chó được không?
Được chứ bạn. Trong trường hợp phát hiện ra bệnh sớm. Ở trên người khi bị nhiễm bệnh về ký sinh trùng thời gian điều trị rất dài. Tại TP.HCM, nơi uy tín bạn đến khám là bệnh viện nhiệt đới hoặc trung tâm phòng chống ký sinh trùng miền Nam.
Trên con chó thì khi bị nhiễm cũng vậy. Quá trình điều trị kéo dài hằng tuần. Trung bình điều trị khoảng 1 tháng.
ĐỂ CHÍCH NGỪA BỆNH SÁN CHÓ TẠI NHÀ >>> CLICK VÀO ĐÂY <<<
Bạn tham khảo lịch tẩy giun định kỳ tại đây
MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG BỆNH GIUN SÁN CHÓ
Chó của bạn trong giai đoạn điều trị thì nên cho chó nhịn ăn trước khi uống thuốc.
Còn các bạn phòng bệnh thì chích ngừa bệnh sán chó đối với chó lớn. Chó con thì nên dùng các loại thuốc sau:
Univerm total
Hàng nhập do công ty VMD. Dành cho chó, mèo. 1 viên 10 kg thể trọng, giá rẻ phổ thông. Loại này chuyên đặc trị trùng roi Giardiasis
Endogard
Hàng nhập do công ty Virbac. Xuất xứ từ Pháp. Dành cho chó. 1 viên 10 kg thể trọng, giá tầm trung. Loại này phòng được bệnh giun tim, sử dụng được cho chó mang thai.
Drontal Plus
Hàng nhập do công ty Bayer. Xuất xứ từ Pháp. Dành cho chó, mèo. 1 viên 10 kg thể trọng, giá tầm trung. Đặc trị trùng roi Giardiasis, sử dụng được cho chó mang thai.
Biaverm
Dành cho chó, mèo. Có nhiều loại theo số ký chó mèo. Giá cao, thời gian sử dụng lại sau 6 tháng.
Heartgard
Dành cho chó, mèo. Có nhiều loại theo số ký chó mèo. Giá tầm trung.
BẠN LIÊN HỆ SẢN PHẨM THUỐC TẠI ĐÂY NHÉ. SẢN PHẨM SẼ SHIP ĐẾN NHÀ BẠN NHANH NHẤT. TRONG TP.HCM BẠN SẼ NHẬN HÀNG SAU 2H.
LỜI KẾT
Qua bài viết: “Chích ngừa bệnh sán chó” mình muốn gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản. Các vòng truyền lây ký sinh trùng giữa chó cưng và người. Đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của bạn.
Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”
Bài viết số:18
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Bài viết liên quan: GIÁ TIÊM PHÒNG 5 BỆNH CHO CHÓ BAO NHIÊU TIỀN TẠI NHÀ
Bài viết liên quan: CHÍCH NGỪA BỆNH CARE CHO CHÓ
Bài viết liên quan: TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CHIHUAHUA
Tran Thi Han Duyen says
chia sẻ hay và hữu ích, cám ơn nhìu.
Biaverm rất ok cho cún nhà mình
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Duyen nhé!
Nguyễn Cường says
Chào bác sĩ, đọc bài viết tôi không hiểu lắm, vì nhiều từ chuyên môn quá.
Bác sĩ cho tôi hỏi là tác hại của sán chó với người như thế nào? Và khi nào thì nên chích ngừa bệnh sán chó, dựa vào độ tuổi của chó hay sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Ho Hoang says
Chào bạn Nguyễn Cường. Chắc có lẽ là mình viết hơi ít về tác hại của bệnh do sán chó gây ra, mình tập trung hình ảnh. Bạn Nguyễn Cường vui lòng xem hình ảnh để biết sự di chuyển của sán chó trong cơ thể người như thế nào? Qua đó bạn cũng sẽ thấy được sán chó gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Còn từ chuyên môn nào bạn chưa hiểu rõ, bạn cứ nhắn cho mình biết nhé. Mình sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ hơn. Xin cảm ơn câu hỏi của bạn.
Ty Ty says
Cho em hỏi chó mấy tuổi thì phải chích sán chó ạ.
Ho Hoang says
Chào bạn Ty Ty, chó con từ lúc mới sinh là phải uống thuốc phòng bệnh sán chó rồi. Để bạn hiểu rõ hơn mình xin chia sẻ bài viết này nhé https://chamsocthucunghcm.com/tiem-phong-cho-cho-con-moi-de/ . Cảm ơn bạn
Thu Hương says
Nhìn thấy ghê quá, phòng bệnh cho chắc. Giong nhu người cung phai tẩy giun định kỳ. Mình đem chó Chích ngừa bệnn sán chó ỏ đâu được? Mình không biếg mua thuốc chích.
Ho Hoang says
Chào bạn Thu Hương. Đúng là nuôi chó cần quan tâm bảo vệ sức khỏe của chúng bằng cách tẩy giun sán định kỳ đó bạn. Với chó con thì việc chích ngừa sẽ có hại cho cơ quan nội tạng (gan, thận, bàng quang) của chúng vì phải bài thải thuốc ra ngoài. Do đó bạn nên sử dụng thuốc qua đường tiêu hóa (ăn uống) sẽ tốt hơn. Đây là bài hướng dẫn cách tẩy giun sán tại nhà bạn tham khảo thêm nhé https://chamsocthucunghcm.com/cach-tay-giun-va-tiem-phong-cho-cho-con/ Về sản phẩm thuốc bạn có thể mua tại các phòng khám thú y hoặc website http://petaha.com/ của mình nhé. Cảm ơn câu hỏi của bạn
KIM ANH says
TÔI MUỐN CHÍCH CHO ĐÀN CHÓ CON NGỪA BỆNH SÁN CHÓ BÁC SĨ. LIÊN HỆ SAU 5 GIỜ CHIỀU . CÁM ƠN BS
Vy Anh says
Chích ngừa bệnh sán chó ở đâu uy tín anh
Ho Hoang says
Chào bạn Vy Anh. Bạn có thể mang chó ra bất kỳ phòng khám thú y mà bạn biết để chích ngừa bệnh sán chó. Chích ngừa bệnh sán chó đơn giản lắm nên chích ở đâu cũng được. Hoặc bạn có thể tự mua thuốc về để tẩy giun sán định kỳ. Mình xin chia sẻ trang website online của mình http://petaha.com/ bạn có thể đặt mua thuốc tại đây. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Quỳnh says
Chó của mình biếng ăn có phải do giun sán không bạn nhỉ.
Ho Hoang says
Chào bạn Quỳnh. Chó bị biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có nguyên nhân chó bị giun sán. Bạn mô tả thêm thông tin cho mình nhé. Cảm ơn bạn
Vân says
Chích ngừa sán cho từ lúc chó mấy tuổi là tốt nhất? Một năm cần chích mấy lần?
Ho Hoang says
Chào bạn Vân. Chích ngừa sán chó từ khi chó mẹ mang thai đến khi chó con sinh ra đời. Cho nên bạn cần có lịch tẩy giun tiêm phòng cho hợp lý nhé. Mình có xin chia sẻ lịch tẩy giun tiêm phòng ở bài viết https://chamsocthucunghcm.com/lich-tiem-phong-tay-giun-cho-cho-con/ bạn tham khảo thêm nhé. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Trực says
Cho mình hỏi sán dây với sán kim đều nguy hiểm và lây lan như nhau hả bác sĩ.
Ho Hoang says
Chào bạn Trực, sán dây và sán kim đều là những ký sinh trùng sống bằng cách hút máu vật chủ. Khi đã thành sán trưởng thành thì mức độ nguy hiểm không cao bằng ấu trùng. Trong giai đoạn ấu trùng, chúng di chuyển đi khắp các cơ quan trong cơ thể và nguy hiểm nhất là vào bào thai, não bộ của con người có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc tử vong. Tóm lại cả 2 loại sán đều nguy hiểm, ẩn chứa và đe dọa sức khỏe cho người nuôi. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Quyên Bùi says
bao nhiêu lâu có thể chích bệnh sán chó một lần?
Ho Hoang says
Chào bạn Quyên Bùi, Tùy vào độ tuổi và mật độ tiếp xúc của chó ở môi trường, chó có khả năng bị tái nhiễm. Nhà khuyến cáo có lịch chích ngừa bệnh sán chó là đối với chó trưởng thành thì cứ 3-4 tháng chích ngừa 1 lần. Trường hợp nhiễm nặng thì 1 tuần tẩy giun 1 lần. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Nhihoang says
Còn mèo ngừa sán chó thì p làm sao bác sĩ
Ho Hoang says
Chào bạn Nhihoang, ngừa sán chó mèo đơn giản là cho uống thuốc nhé. Chó mèo nhỏ trước 6 tháng tuổi thì uống mỗi tháng một lần. Trên 6 tháng tuổi bạn cho uống 3 hoặc 4 tháng một lần. Cảm ơn câu hỏi của bạn.