Với nhu cầu nuôi thú cưng hiện nay, nhiều bạn trẻ chọn cho mình chú chó để gắn bó. Mình xin hướng dẫn các bạn cách tẩy giun và tiêm phòng cho chó con từ khi về nhà mới nhé.
NGƯỜI BẠN NHỎ ĐỒNG HÀNH CÙNG GIA ĐÌNH
Khi bạn lựa chọn cho mình một chú chó để làm bạn đồng hành trong cuộc sống. Tức là bạn đang có tinh thần trách nhiệm và tâm hồn yêu thương động vật. Cho nên bạn mới quan tâm đến sức khỏe của người bạn nhỏ. Điều đó thật tuyệt vời! Là một BSTY mình xin chia sẻ những cách đơn giản để giúp bạn những việc nhỏ này. Đó là cách tẩy giun và tiêm phòng cho chó con của bạn.
NHỮNG CÁCH TẨY GIUN CHO CHÓ CON
Việc tẩy giun không hề khó, nó rất đơn giản ai cũng có thể làm được. Nhưng trước khi tẩy giun, các bạn cần phải biết chó con đã được CÂN NẶNG BAO NHIÊU (kilogram) để sử dụng thuốc đúng liều?
Chó con rất hiếu động. Vì chúng chưa được giáo dục sớm lúc ban đầu nên hay ăn, uống thiếu kiểm soát. Cho nên khả năng bị nhiễm giun hay tái nhiễm giun từ môi trường là rất cao. Do đó, lịch tẩy giun cho chó con từ lúc sinh ra cho đến 6 tháng tuổi thường MỖI THÁNG TẨY GIUN MỘT LẦN. Từ 6 tháng tuổi trở lên thì cách 3 tháng tẩy giun 1 một lần.
Dựa vào cân nặng bạn có thể mua thuốc tẩy giun về tự làm như sau:
Trường hợp 1: Tự tay bơm thuốc vào miệng với những con chó khó tính
- Chuẩn bị thuốc: lấy 1 ống tiêm mới, bỏ đầu kim tiêm chỉ lấy phần ống nhựa. Khi mua thuốc bạn hỏi người bán liều sử dụng thuốc cho bao nhiêu Kilogram chó (có viên 5Kg, 10Kg, 20kg,..). Khi biết số Kilogram của thuốc. Bạn nghiền nhỏ viên thuốc theo cân nặng của chó. Pha vào trong chén với ít nước đường để chó dễ uống. Dùng phần ống nhựa của kim tiêm rút hỗn hợp dung dịch vào trong ống tiêm. Đẩy nhẹ không khí phần ống tiêm sao cho hỗn hợp dung dịch nằm gần đầu ống tiêm.
- Cách cho uống: Ở 2 hàm răng của chó con có 1 rãnh hở. Rãnh này nằm khoảng 2/3 hàm của chó tính từ mũi chó vào. Tức là rãnh nằm ở cách góc lưỡi chó 1/3 trở ra. Ta dùng ống tiêm nhựa có chứa hỗn hợp dung dịch đẩy nhẹ phần đầu ống nhựa vào rãnh này. Lặp tức chó buộc há miệng ra cắn ống nhựa. Ta bom thuốc 1 ít vào trong miệng của chó rồi lấy ống tiêm ra. Theo bản năng chó con sẽ đẩy lưỡi ra ngoài và nuốt dung dịch có pha thuốc. Lặp lại cách trên vài lần nữa, mỗi lần bom 1 ít không bom quá nhiều thuốc vì chó liếm không kịp sẽ chảy thuốc ra ngoài, không đủ liều cho chó.
- Cách BSTY thường làm: BSTY cầm viên thuốc nhét sâu vào trong góc lưỡi, sau đó nhanh chóng rút tay ra bóp miệng chó, thổi 1 hơi thật mạnh vào mũi chó để chúng ngạt thở nhẹ mà nuốt viên thuốc.
Trường hợp 2: Với những con chó dễ tính, háu ăn
Chúng ta nhét viên thuốc vào trong thức ăn ưa thích của chúng ví dụ: pate, bánh mì, chả lụa, trong thịt cá,…. Tuy nhiên có một số con háu ăn nhưng rất thông minh, khôn ngoan, lanh lợi nhận ra được viên thuốc và nhả ra. Với những con thông minh như vậy bạn hãy dùng cách ở trên nhé.
CÁCH TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Trước khi tiêm phòng chúng ta phải kiểm tra sức khỏe của chó như: nhiệt độ bình thường của chó, màu phân, thể phân, gương mũi, lòng bàn chân, mặt bụng, niêm mạc răng, niêm mạc mắt,…Sau khi kiểm tra sức khỏe tốt thì tiến hành tiêm phòng.
Trước khi tiêm phòng phải kiểm tra sự bảo quản vaccine, dùng kiêm tiêm mới để tiêm phòng, sau đó pha thuốc tiêm sẵn trong ống tiêm.
Cách tiêm phòng: là chúng ta tiêm dưới da chó. Dùng tay kéo da chó lên sao cho da chó đùn lên, chúng ta sẽ tiêm mũi kim ngay góc dưới phần đùn của da, phần vát của mũi kim úp xuống dưới.
Sau khi tiêm dùng tay xoa vùng da bị tiêm để tránh áp xe, xoa đến khi nào da bình thường không còn chứa dung dịch tiêm nữa là được. Nếu để áp xe thì việc tiêm phòng chưa đạt hiệu quả và chúng ta phải điều trị áp xe đó, điều trị xong thì tiêm phòng lại vaccine cho đạt hiệu quả.
CÂU CHUYỆN BÊN LỀ
Mình xin chia sẻ cho các bạn về câu chuyện của bạn tên Khoa. Bạn Khoa mới mua một cho chó con về làm quà cho con trai của bạn ấy. Thú vị là trẻ con rất thích chó con, chó con cũng rất thích trẻ con. Nhưng con chó bạn Khoa chừng 2 tháng tuổi bụng thì bự, bạn không hiểu lí do vì sao? Và bạn đến gặp mình muốn biết cách tẩy giun và tiêm phòng cho chó con này.
Bụng chó con bự có nhiều nguyên nhân như: do bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận nhưng nguyên nhân đơn giản nhất là bị kí sinh trùng (giun đũa chó), sau khi mình cho uống thuốc tẩy giun thì chó bạn Khoa tẩy giun có giun rất nhiều (nhìn giống như mì ống vậy), bạn Khoa phải để chó của bạn lại cho mình tẩy giun cho sạch. Mỗi tuần mình tẩy giun chó bạn Khoa một lần, 2 lần đầu giun ra rất nhiều, đến lần thứ 3 thì mới hết sạch.
Các bạn có biết nếu con chó đó chưa tẩy giun sạch sẽ thì đó chính là mầm bệnh đang ẩn chứa trong gia đình bạn. Khi con trai của bạn Khoa khi tiếp xúc với chó con sẽ như thế nào?
Từ câu chuyện của bạn Khoa, mình thấy rằng cần chia sẻ cách tẩy giun và tiêm phòng cho chó con cho cộng đồng người nuôi chó.
Với thông điệp “Hãy có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe thú cưng, đó cũng là trách nhiệm với cuộc sống xung quanh bạn”.
Đây là video clip hướng dẫn cách tiêm phòng cho chó bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Bài viết số:02
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?
Bài viết liên quan: CÓ NÊN TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON MỚI ĐẺ
Bài viết liên quan: CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ THEO TUẦN TUỔI
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Hoang Thư says
Anh ơi có bán thuốc nhỏ hay uống cho chó con không?
Ho Hoang says
Chào bạn Hoang Thư. Hiện nay sản phâm đang cập nhật, bạn vui lòng vào trang website này nhé http://petaha.com/thuc-an-cho-cho/tay-giun-cho-cho/ Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Quốc Tiến says
Làm sao để biết chó đang bị giun vậy bác?
Ho Hoang says
Chào bạn Quốc Tiến. Để biết chó có đang bị giun hay không bạn phải quan sát biểu hiện của chó lúc đi phân, bé cún của bạn có bị ngứa vùng hậu môn hay không? Phân đi ra ngoài môi trường có màu lẫn màu trắng hay thấy có giun sán quanh vùng hậu môn. Ngoài ra, bạn có thể đem mẫu phân của bé cún đi xét nghiệm trứng của giun. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Đặng văn Tâm says
Bác sỹ ơi có cách nào không dùng thuốc mà vẫn tẩy giun được ko?
Ho Hoang says
Chào bạn Đặng Văn Tâm. Câu hỏi của bạn thật thú vị. Mình nghĩ phải dùng thuốc mới tẩy được giun sán vì đầu giun sán là miệng hút chứa rất nhiều giác bám (miệng tròn như móc câu bám vào thành ruột). Cho nên sử dụng thuốc để giun sán không bám được vào ruột. Thuốc tẩy giun có thể là thuốc uống hoặc là thuốc chích bạn nhé. Cảm ơn câu hỏi thú vị của bạn.
Minh Tuấn says
Anh cho hỏi có phải tẩy giun trước khi tiêm phòng không? Thời gian cách nhau là bao lâu?
Ho Hoang says
Chào bạn Minh Tuấn. Đúng là phải tẩy giun trước khi tiêm phòng đó bạn Minh Tuấn, thời gian là cách tiêm phòng khoảng 7 ngày trước khi tiêm. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Hương Tràm says
Cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ bài viết, bài viết rất chi tiết và cụ thể ạ!
Ho Hoang says
Cảm ơn bạn Hương Tràm đã quan tâm.
Hương says
Chó nhà mình được 3 tháng 20 ngày và mới đi tiêm phòng lần đầu tiên được 4 ngày. Mình mới phát hiện chó bị giun đũa lúc chó đi vệ sinh. Hỏi vậy chó mới tiêm phòng thì có tẩy giun được không. Xin cảm ơn bác sỹ.
Ho Hoang says
Chào bạn Hương. Bình thường trước khi tiêm phòng thì bạn nên tẩy giun trước đó 7 ngày, trong lần tẩy giun này mà xổ ra được giun thì sang tuần kế lại tiếp tục tẩy giun nữa. Cho đến khi bé hết ra giun sán, sạch hoàn toàn, bạn theo dõi sức khỏe của bé ổn định và tiến hành tiêm phòng. Trường hợp của bạn thì bạn sẽ tẩy giun cho sạch theo dõi thêm vài ngày. Sau đó thì tiêm phòng lại từ đầu nhé. Cảm ơn câu hỏi của bạn.
huyên says
BS cho em hỏi, chó nhà em sau khi tẩy thì phát hiện trong phân có giun đũa, bây giờ em nen đợi khoảng bn ngày nữa mới tẩy giun cho bé l2.
Ho Hoang says
Chào bạn Huyên, tuần sau bạn tiếp tục tẩy, nếu còn ra giun nữa thì tuần tới lại tiếp tục cho đến khi nào cho ko còn ra giun nữa bạn nhé! Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Quý says
BS cho con hỏi chó nhà con buồn bỏ ăn, nôn mửa và nôn ra giun. Sau đó chích tẩy giun sán cho chó. Sau 12 tiếng chó có hiện tượng nôn ra máu. Như vậy là chó bị sao vậy ạ và phải làm như thế nào để cứu ạ
Ho Hoang says
Chào bạn Quý. Chó buồn bỏ ăn tức là trong cơ thể đang bị đau ở đâu đó. Bé có hiện tượng nôn ra máu tức là khả năng đang xuất huyết ở dạ dày. Thường trường hợp này nên đưa đến thú y để bs tiêm thuốc cầm máu, chống nôn và kháng sinh, kháng viêm cho bé cún. Mục đích giảm đau chống nhiễm trùng chỗ loét trong dạ dày đường ruột. Nếu thể trạng bé yếu, mất sức ủ rũ, bạn có thể truyền dịch thêm để cân bằng điện giải cho bé. Cảm ơn câu hỏi của bạn, chúc bé cún của bạn nhanh chóng hồi phục nhé!